SEO là gì và những yếu tố liên quan đến SEO

Có thể nói SEO ( Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) được đánh giá là xu hướng và không còn là cái tên xa lạ trong thời kỳ công nghệ số như hiện nay. Đây là giải pháp marketing bền vững và có thể mang lại doanh thu cao nếu doanh nghiệp chiếm giữ các vị trí đầu trên BXH tìm kiếm. Tuy nhiên liệu làm SEO có dễ? Thực chất SEO là gì? Để giải đáp, CloverAds mời bạn đến với bài viết sau đây.

SEO là gì?

Để nói về SEO, Clover chúng tôi đã đúc kết ra được định nghĩa như sau:

“Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing, Yahoo,… SEO liên quan tới cải thiện kết quả tìm kiếm không tốn phí (kết quả tìm kiếm “tự nhiên”), không bao gồm nguồn truy cập trực tiếp và việc mua quảng cáo hiển thị. Ngoài ra, kỹ thuật SEO có thể sử dụng cho các loại tìm kiếm khác nhau, bao gồm tìm kiếm hình ảnh, video, nội dung học thuật, tin tức và kết quả trên công cụ tìm kiếm theo ngành”

Và trong những năm qua, hoạt động về SEO chủ yếu tập trung cao độ đối với Google. Theo Similarweb, Google là trang web có lượt truy cập lớn nhất trong tháng, với 104,4 tỷ lượt truy cập vào tháng 1 năm 2024. Tiếp theo là YouTube với 36,7 tỷ lượt truy cập và Facebook với 28,3 tỷ lượt truy cập.

Google cũng xử lý hơn 100.000 lượt tìm kiếm mỗi giây, theo Internet Live Stats. Đây là một con số đáng kinh ngạc cho thấy mức độ phổ biến của nền tảng tìm kiếm của Google. Ngoài ra, Google vẫn là nền tảng phát triển nhất và là kênh tiếp thị chủ yếu của nhiều công ty. Công ty đang tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ mới, chẳng hạn như Google Cloud và Google AI. Những sản phẩm và dịch vụ này đang giúp Google mở rộng phạm vi tiếp cận và tác động của mình.

Các trường phái làm SEO

Có nhiều trường phái làm SEO, và để nhìn nhận một cách tổng quan, hiện nay SEO được chia thành ba loại chính bao gồm:

SEO mũ trắng

SEO mũ trắng được định nghĩa là cách làm SEO đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc của các SE ( Công cụ tìm kiếm) và không sử dụng chiều trò lách luật. Mục đích của SEO mũ trắng là sử dụng để thúc đẩy thứ hạng của Website thông qua việc tạo lập các nội dung chất lượng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

SEO mũ đen

SEO mũ đen (Black hat SEO), khác so với SEO mũ trắng, hình thức SEO mũ đen là lợi dụng các sơ hở trong các quy định thuật toán để có thể gia tăng thứ hạng nhanh chóng cho website bất kể việc đó là vi phạm đạo đức. Các biểu hiện của SEO mũ đen như chèn link và từ khóa không liên quan, không đáp ứng mục đích người dùng,..

SEO mũ xám

SEO mũ xám là hoạt động SEO trung hòa giữa SEO mũ đen và SEO mũ trắng. Người làm SEO mũ xám sẽ không phớt lờ đi các thuật toán chung của công cụ tìm kiếm, tuy nhiên cũng sẽ không chắc chắn rằng các nội dung cung cấp sẽ có chất lượng cao.

Đảm bảo thành công cho hoạt động SEO

Khi triển khai hoạt động SEO, 5 yếu tố sau đây sẽ tác động rất lớn đến sự thành/bại của chiến dịch.

SEO Onpage

Đây là việc thực hiện tối ưu hóa các yếu tố hiển thị trên website. Mục đích của SEO Onpage là nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Và các yếu tố cần có trong SEO Onpage bao gồm:Nghiên cứu từ khóa, lên nội dung bài viết, xây dựng bài viết, đăng bài viết,…

SEO Offpage

Kỹ thuật này bao gồm các hoạt động được thực hiện bên ngoài website, trong đó phần quan trọng nhất là xây dựng các liên kết mạnh mẽ để thúc đẩy độ nhận diện và uy tín cho trang web.

Các hình thức Offpage phổ biến nhất gồm có:

  • IFTTT
  • Backlink blog comment và Forum
  • Influencer Outreach (Tiếp cận người có sức ảnh hưởng)
  • Social Media Marketing
  • PBN
  • Social Profile/Social Bookmark & Citation
  • Guest Post

SEO kỹ thuật

Quá trình này bao gồm việc tối ưu hóa cho trang web dựa trên các chức năng của các công cụ tìm kiếm, bao gồm việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Hoạt động SEO kỹ thuật sẽ chú trọng đến phần hình thức bên ngoài của website hơn, tạo lập nội dung bài viết và thống nhất chúng thành một chủ đề nhất định.

Local SEO

Local SEO là quá trình tối ưu website dựa trên những từ khóa liên quan đến một vùng miền, địa phương cụ thể. Kết quả là khi người dùng tìm kiếm các thông tin cụ thể về một địa điểm thì tên website bạn sẽ được hiển thị và tiếp cận khách hàng đầu tiên.

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp bán giày ở Thành phố Hồ Chí Minh, họ muốn trang web của họ xuất hiện ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm cho các truy vấn như “mua giày ở Thành phố Hồ Chí Minh” hoặc “địa chỉ cửa hàng giày ở Thành phố Hồ Chí Minh” thì họ sẽ tiến hành triển khai Local SEO.

Entity

Entity trong SEO là một khái niệm được sử dụng để ám chỉ các thực thể được định danh rõ ràng trên trang web hoặc trong nội dung. Một thực thể có thể là bất cứ thứ gì, từ một con người, địa điểm, sản phẩm, sự kiện, khái niệm, v.v.

Các thực thể có vai trò quan trọng trong SEO vì chúng giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của trang web. Khi Google hiểu rõ hơn về nội dung, nó có thể xếp hạng trang web cao hơn trong kết quả tìm kiếm cho các truy vấn liên quan đến các thực thể đó.

Ưu/Nhược điểm của Tối ưu công cụ tìm kiếm

Ưu điểm

  • SEO có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều ưu điểm nổi bật như:
  • Giúp tăng thứ hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm;
  • Giúp mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng trong viêc trích lọc từ khóa;
  • Giúp làm chủ và quản lý chi phí hiệu quả;
  • Xây dựng thương hiệu cho Web trở nên mạnh mẽ;
  • Giúp tăng lưu lượng người truy cập trên trang web và đẩy nhanh doanh số kinh doanh bán hàng

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm vừa nêu thì thực chất SEO vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

  • Tốn nhiều thời gian để thu được kết quả;
  • Cần quá trình nghiêm túc và kiên nhẫn;
  • Phụ thuộc nhiều vào những thuật toán;
  • Không đảm bảo 100% kết quả như mong đợi;
  • Có nguy cơ bị phạt nếu như không triển khai nội dung SEO đúng cách;
  • Luôn có những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Quy trình thực hiện SEO

Nghiên cứu phân đoạn thị trường, sản phẩm

Nghiên cứ và phân đoạn thì trường là quá trình đánh giá và tìm ra được mục đích và sản phẩm cần kinh doanh. Nó có vai trò rất quan trọng trong SEO. Khi một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ SEO, ở bước đầu nghiên cứu này, sẽ cần thu thập các thông tin cơ bản của doanh nghiệp cần hợp tác và cách thức liên hệ, tiếp đến là mục tiêu đầu tư SEO dự kiến, các khoảng ngân sách khi đầu tư, dịch vụ của sản phẩm cung cấp chính, các nguồn lực sẵn có để làm SEO cũng như các đối thủ cạnh tranh chủ chốt trên thị trường.

Khi đã chuấn bị sẵn sàng cho yếu tố trên, tiếp theo là việc phân chia thư mục và lên danh sách sản phẩm dịch vụ cần làm SEO. Bước làm này cho phép thực hiện phân chia dựa trên sản phẩm mà doanh nghiệp đang có, hoặc có thể xác định qua cách tham khảo đối thủ cùng ngành. Khi hoàn thành xong bước này sẽ đến công đoạn quan trọng là phân chia danh sách nhóm từ khóa ( thực hiện thủ công hoặc sử dụng công cụ phân tích)

Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là giai đoạn chủ chốt trong hoạt động tối ưu hóa website. Bởi để có thể làm cho website của mình xuất hiện trên top đầu danh sách của các công cụ tìm kiếm thì cần website phải xác định chính xác bộ từ khóa phù hợp với nội dung mà web đang truyền tải. Và nếu bạn tiến hành nghiên cứu từ khóa kĩ càng, chọn được từ khóa hợp lý và chính xác sẽ giúp gia tăng cơ hội được xếp hạng tốt trên bảng kết quả tìm kiếm của Google.

Đồng thời chọn đúng từ khóa phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của website sẽ giúp làm tăng lượng người truy cập và website đáng kể, từ đó đẩy nhanh quá trình bán hàng

Quá trình nghiên cứu từ khóa sẽ trải qua các giai đoạn bao gồm:

  • Tìm hiểu Insign khách hàng
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Dùng các công cụ gom nhóm từ khóa (Ahrefs, SEMRush, Google, Keyword Planner,…)
  • Triển khai chiến lược bổ sung từ khóa

Tối ưu Website về mặt kỹ thuật

Đó là quá trình tối ưu hóa trang web theo các chức năng của công cụ tìm kiếm như thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Nó cũng tập trung vào ‘giao diện’ của trang web. Nội dung và hình ảnh trong trang web phải được căn chỉnh và lên kế hoạch hợp lý. Chúng phải liên quan đến chủ đề của trang web và tất cả các trang phải tuân theo chủ đề đó.

Xây dựng nội dung chất lượng ( Tối ưu SEO Onpage)

1. Content

Nội dung của website hướng tới hai đối tượng: người đọc và Google. Do đó, cấu trúc một nội dung theo tiêu chuẩn SEO không chỉ mang lại hiệu quả cung cấp giá trị cho người dùng mà còn giúp website được đánh giá cao trên Google

Đối với người dùng, đảm bảo nội dung của website cần có cấu trúc và định dạng để dễ đọc và hấp dẫn. Còn đối với Google, nội dung cần sử dụng các thẻ đánh dấu phù hợp, dễ thu thập thông tin và hiểu được thông tin.

2. Viết bài

Khi viết bài chuẩn SEO bạn cần nên quan tâm đến một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Cần diễn đạt nội dung mạch lạc, không dài dòng;
  • Không mắc lỗi chính tả và viết đúng ngữ pháp;
  • Có tích hợp dẫn chứng, lập luận sắc bén, thuyết phục
  • Chia nhỏ văn bản thành các đoạn nhỏ cụ thể, sắp xếp câu từ gọn gàng, không để quá nhiều chữ;
  • Nên chèn từ khóa hoặc cụm từ khóa quan trọng ngay từ câu đầu tiên;
  • Không nên lặp lại với tần xuất dày đặc các từ khóa chính từ khóa phụ
    trong bài viết;
  • Nên tô đậm các ý tưởng và từ khóa trong bài

3. Đăng bài

Đăng bài là bước sau cùng khi đã hoàn thành nội dung chuẩn SEO. Ở bước làm này sẽ cần thực hiện triển khai tìm kiếm hình ảnh theo nội dung bài viết. Đồng thời, với bài viết chuẩn SEO thì công dụng của hình ảnh mang lại như sau:

  • Làm cho bài viết trở nên sinh động;
  • Giúp thu hút người đọc và mang những thông điệp và ý nghĩa rõ
    ràng;
  • Kéo dài thời gian ở lại trang web đối với người xem.
  • Dễ gây ấn tượng tốt.

4. HTML

Trong SEO Onpage, HTML có vai trò rất quan trọng. Đó là một số thẻ quan trọng trong SEO, nhằm giúp bộ máy tìm kiếm có thể hiểu được nội dung trong trang web đó nói gì và đánh giá chất lượng bài viết có tối ưu hóa hay không. Đây là những yếu tố góp phần giúp cho Google xếp hạng bài viết của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.

  • Title Tag

Phần tiêu đề chính: Đây là phần rất quan trọng vì Google thường nhận diện bài viết của website thông qua tiêu đề cũng như người dùng sẽ nhìn nhanh vào tiêu đề sau khi đã gõ từ khóa vấn đề cần tìm.
Đối với cách viết tiêu đề, cần lưu ý như sau: Đảm bảo độ dài tiêu đề không quá 70 ký tự, tốt nhất nằm trong khoảng từ 50 – 60 ký tự. Cần đặt tên tiêu đề theo câu trúc: Từ khóa chính + tên thương hiệu để có thể giúp SEO từ khóa tối ưu. Ngoài ra, tên tiêu đề bài viết không được trùng với nội dung.

  • Meta Description Tag

Đối với phần mô tả: Đây là nội dung dùng để tóm tắt ý chính của bài viết nhằm giúp google nhận diện và hiển thị ở phần trang kết quả tìm kiếm. Lưu ý, phần mô tả sẽ không thể vượt quá 170 ký tự, tốt nhất là nằm trong khoảng từ 132 đến 145 ký tự là vừa đủ.

5. Audit Website

Audit Website hay SEO Website là một quá trình kiểm tra và rà soát cũng như đánh giá tình trạng của một xem website xem nó đã được tối ưu hay chưa và cập nhật liên tục về các hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân.

Thông qua audit website, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng quát về website của mình, nhìn nhận chính xác về những vấn đề còn tồn động, các yếu tố chưa khắc phục cũng như đề xuất các biện phải giải quyết kịp thời.

Đồng thời, hoạt động audit website cần thực hiện định kỳ khi áp dụng với các website có quy mô vừa và lớn, còn đối với các website nhỏ và mới thành lập thì không nên áp dụng thực hiện quá thường xuyên.

Quảng bá nội dung ( Tối ưu hóa Off – Page Website)

SEO Off Page sẽ tập trung vào xây dựng liên kết và tối ưu hóa phương tiện truyền thông xã hội. Mục đích của SEO Off Page là giúp cho website lên top tìm kiếm của Google cũng như kéo lượng truy cập lớn. Và khi thực hiện SEO Offpage cho website sẽ cần chú trọng các yếu tốt như:

1. Build link (Tạo backlink cho website)

Link Building dùng để chỉ quá trình làm gia tăng các liên kết từ các website khác trỏ về website cần SEO.

  • Về cơ bản, xây dựng liên kết bao gồm các công việc sau:
  • Xây dựng các liên kết backlink chất lượng.
  • Marketing nhằm gia tăng độ phổ biến của thương hiệu và tăng
    tỷ lệ chuyển đổi.
  • Tạo các quảng cáo trên các website khác

2. Social Branding

Social Branding đề cập đến việc tạo, trình bày và củng cố thương hiệu trên các Social Media Platforms khác nhau.

Trong hoạt động tối ưu hóa website, nếu thực hiện tốt Social Branding qua việc đăng ký các tài khoản MXH, share bài, đăng bài trên các nền tảng này,..sẽ giúp cho trang website cũng như thương hiệu xuất hiện với tấn suất nhiều hơn, giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu và ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của website.

3. Public Relations ( Thông cáo báo chí)

Thông cáo báo chí là một phần công việc trong SEO Off Page, trong đó một thông cáo báo chi có mục đích SEO sẽ mang đến lợi ích cho website bằng những phương thức sau đây:
+ Tăng số lượng backlinks từ các website khác.
+ Giới thiệu website hoặc sản phẩm cho người dùng mới.
+ Giúp thiết lập kênh marketing mới
+ Tăng khả năng hiển thị thương hiệu trong các công cụ tìm kiếm
+ Cung cấp khả năng dễ tiếp cận của website và doanh nghiệp.
+ Mang đến khả năng hiển thị của website tốt hơn trên nhện (spider) công cụ tìm
kiếm.
+ Tăng xếp hạng công cụ tìm kiếm

Vai trò của SEO đối với doanh nghiệp

  • Xác định nhóm khách hàng mục tiêu: Nhắm đến trực tiếp các đối tượng và qua đó phát triển kế hoạch nghiên cứu và tiếp cận người dùng tối ưu.
  • Tăng phạm vi tiếp cận và tạo nhiều điểm chạm: Hoạt động tối ưu hóa website giúp tạo ra nhiều điểm chạm và gia tăng quá trình chuyển đổi mang lại lợi nhuận cao qua chiến lược SEO từ khóa.
  • Giúp cho khách hàng có thể tìm kiếm được thông tin và mua hàng nhanh chóng đúng với nhu
    cầu mình.
  • Dễ theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động: Thông qua từng đầu mục và các phần nội dung trong hoạt động tối ưu hóa, cho phép doanh nghiệp có thể theo dõi, giám sát và kiểm tra tiến trình thức hiện qua đó đánh giá được chất lượng dịch vụ nhận được.
  • Tối ưu hóa website giúp doanh nghiệp có thể hoàn thiện xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, gia tăng danh tiến và tiếp cận được nhiều khách hàng.

Yêu cầu tư vấn

(Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*) để chúng tôi có thể tư vấn cụ thể nhất cho quý khách)
About Clover
Nền tảng công nghệ
Our Customers
Case Studies
Đối tác triển khai
About Us
"Hầu như các Campain công ty tôi đều được Clover bonus thêm khá nhiều KPI. Xem report luôn thấy KPI vượt cam kết. Từ hồi làm với Clover cũng thấy sếp ít căng hơn trước nhiều. Hehe!"
Mr Hoàng,
Customer
Ngành hàng
Dịch vụ
Sản phẩm
Trường đại học
App - Tech
Đào tạo doanh nghiệp
Tất cả ngành hàng
Liên hệ nhận báo giá cho Doanh Nghiệp
Để lại thông tin để nhận tư vấn từ chuyên gia 10 năm kinh nghiệm của chúng tôi. Đăng ký ngay
Resources
Facebook Ads
Google Ads
Marketing
Research
SEO
Tiktok Ads
Tin tức ngành
Zalo Ads
Cập nhật kiến thức từ chuyên gia
Chia sẻ kiến thức thực tế trong quá trình triển khai từ các chuyên gia đầu ngành của chúng tôi.
Contact Us
Call Sale:
0793 83 72 79
Tư vấn nhanh