Để lập chiến lược bán hàng trong Performance Marketing cần quan tâm những yếu tố gì và đâu là bí quyết để triển khai chiến lược thành công?
Lập chiến lược bán hàng trong Performance Marketing
Lập chiến lược bán hàng trong Performance Marketng là quá trình xây dựng kế hoạch chi tiết để quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp thông qua các kênh trực tuyến, với mục tiêu chính là đạt được hiệu suất tốt có thể đo lường được các kết quả cụ thể.
Những yếu tố để tạo nên một chiến lược bán hàng thành công trong Performance
Chọn đúng sản phẩm/dịch vụ
Doanh nghiệp nên ưu tiên chọn đúng những sản phẩm chủ lực và là thế mạnh của mình, có như thế mới đảm bảo được doanh số bán ra và thu lại được lợi nhuận như mong đợi.
Ưu tiên cái thị trường cần
Trên hết, đảm bảo những sản phẩm bạn đang bán là những cái thị trường thiếu và là cái thị trường đang cần.
Vận đơn mượt mà
Quá trình vận hành đơn hàng cần sự chỉn chu, ăn khớp. Thế nên trước hết cần có kế hoạch dự trù để chuẩn bị cho những phát sinh có thể xảy ra.
Kho bãi ổn định
Để cung cấp sản phẩm được nhanh đến tay khách hàng nhất, doanh nghiệp cần có một hệ thống kho bãi ổn định.
Giá cả, khuyến mãi
Nên chọn mức giá phù hợp, đủ cạnh tranh trên thị trường vốn đang có vạn người bán ngàn người mua.
Để lập kế hoạch bán hàng thành công: Liệu chỉ cần hiểu rõ mình là đủ?
Khi triển khai Performance Marketing, có thể nói bước lập kế hoạch bán hàng nắm giữ vai trò quan trọng nhất, vì thực tế ” Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”
Nếu ví kinh doanh như một cuộc chiến, thì đối thủ mạnh không chỉ là người hiểu rõ bản thân mình mà còn hiểu rõ người khác, từng bước đi và cách họ dàn binh. Tương tự, để thành công, yêu cầu trước hết bạn phỉ hiểu rõ nội lực doanh nghiệp đang có, thế mạnh thật sự ở đâu, yếu điểm nào cần tránh. Đồng thời, không chỉ hiểu mình, bạn phải hiểu người, hiểu một cách sâu sắc, biết được họ mạnh yếu ra sao, để từ đó lập ra được chiến lược nhắm đúng trọng tâm và nâng tầm thương hiệu bạn.
Ngoài ra, bất cứ một kế hoạch nào kể từ khi bắt đầu đều sẽ không thể tránh khỏi các rủi ro và sơ suất có thể xảy ra. Vì thế, đỉnh cao có lập kế hoạch đó là chuẩn bị cho cả những sự thất bại.
Thêm một điểm nữa, bạn cần phải là người hiểu rõ thị trường, từ đó biết được thị trường đang thiếu cái gì để nhanh chóng cung cấp cái thị trường cần. Nhiều người xem đó chính là chìa khóa để giúp mở ra cánh cửa để đi trước thời đại. Vốn dĩ xu hướng thị trường dịch chuyển khó người biết trước, nhưng nếu theo kịp bạn sẽ trở thành người dẫn đầu và tạo ra xu hướng.
Quy trình lập kế hoạch bán hàng cùng Clover
Bước 1: Nghiên cứu
Sau khi tiếp nhận nhu cầu khách hàng, Clover sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá và phân tích tình thế chiến lược của doanh nghiêp, bao gồm nghiên cứu và phân tích doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng.
Bước 2: Định hướng chiến lược và xác định mục tiêu bán hàng
Tiến hành định hướng chiến lược và xác định mục tiêu bán hàng
Bước 3: Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược bán hàng chung bao gồm: chiến lược kênh bán hàng, hoạt động hỗ trợ bán và dịch vụ khách hàng
Bước 4: Xây dựng và triển khai lực lượng bán
Xây dựng và triển khai lực lượng bán hàng cụ thể cho doanh nghiệp.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch bán cụ thể
Xây dựng kế hoạch bán cụ thể, quyết định các yếu tố bao gồm giá, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…